Ngày nay, khi nhắc đến căn bệnh HIV/ AIDS chắc hẵn ai cũng cảm thấy sợ hãi và có phần kiêng dè nó. Đây là loại virus gây suy giảm hệ miễn dịch ở người. Virus HIV được phát hiện lần đầu vào năm 1981 tại Mỹ, đến năm 2014 trên thế giới đã có hơn 60 triệu người nhiễm HIV và đã có hơn 30 triệu người tử vong vì nó.
1. HIV là gì?
HIV – viết tắt của một chủng virus thuộc họ retrovirus, virus này sẽ gây nên sự suy giảm hệ miễn dịch con người. Virus HIV còn có tên tiếng anh là Human immunodeficiency virus.
Xét nghiệm HIV là việc sử dụng huyết thanh học để phát hiện sự hiện diện của kháng thể HIV hoặc kháng nguyên HIV ở trong máu hoặc trong các dịch tiết để xác định tình trạng nhiễm HIV của bệnh nhân.
Xét nghiệm HIV cũng là phương pháp duy nhất để chẩn đoán một người có bị nhiễm HIV hay không.
2. HIV/AIDS gây nguy hại như thế nào đến con người?
– Khi xâm nhập vào cơ thể con người, HIV tấn công tàn phá hệ miễn dịch của cơ thể, làm cho cơ thể dễ bị mầm bệnh tấn công gây nhiều chứng bệnh nguy hiểm và dẫn đến tử vong.
– Nhiễm HIV là suốt đời chỉ có thuốc đặc trị để keo dài thời gian chuyển sang AIDS chứ chưa có thuốc trị dứt điểm.
– Bệnh nhân khi đã chuyển sang AIDS thì vấn đề tử vong là chắc chắn.
– HIV lây lan âm thầm và rất nhanh ( nhất là trong giai đoạn cửa sổ).
– HIV/AIDS ở Việt Nam đặc biệt là TP.HCM tiếp tục tăng và ngày càng trẻ hóa (khoảng 70 – 80% người nhiễm HIV < 30 tuổi).
3 .Những con đường lây và không lây truyền HIV?
HIV không lây qua đường nào?
HIV không tồn tại lâu bên ngoài cơ thể người (chẳng hạn như trên bề mặt), và nó không thể sinh sản bên ngoài vật chủ là người. HIV sẽ không lây truyền cho người khác được nếu:
– Truyền đi bởi muỗi, bọ ve, hoặc côn trùng khác.
– Qua nước bọt, nước mắt hoặc mồ hôi.
– Bằng cách ôm, hôn, bắt tay, dùng chung nhà vệ sinh, dùng chung bát đĩa, hoặc với người nhiễm HIV.
– Truyền qua không khí
Ngoài ra, hiện nay nhờ tiến bộ của khoa học, nhiễm HIV không còn là án tử hình nữa. Hơn nữa người nhiễm HIV vẫn có cuộc sống tình dục an toàn mà không lo lây truyền HIV cho người khác.
Một người nhiễm HIV uống thuốc kháng vi rút (ARV) hàng ngày theo chỉ định, đạt được và duy trì tải lượng vi rút dưới ngưỡng phát hiện sẽ thực sự không có nguy cơ làm lây truyền HIV sang cho bạn tình của họ qua đường tình dục.
HIV lây qua đường nào?
HIV ẽ lấy qua 3 con đường sau: qua đường máu; mẹ truyền ssang con; tình dục không an toàn
– HIV xâm nhập vào cơ thể qua đường máu và chúng ảnh hưởng trực tiếp lên tế bào lympho T trong máu (phòng tuyến giúp cơ thể chống lại các yếu tố gây hại) và vô hiệu hóa lympho T.
– Người mang virus khi quan hệ tình dục sẽ lây truyền HIV cho bạn tình. Tỷ lệ lây nhiễm HIV cho mỗi lần quan hệ tình dục không bảo vệ là rât cao.
– Người mẹ bị nhiễm virus HIV sinh con sẽ có khoảng 30% khả năng lây nhiễm. Trẻ sơ sinh bị nhiễm HIV thường không sống được quá 3 năm.
4. Dâu hiệu và triệu chứng nhiễm HIV/AIDS
Dấu hiệu nhận biết
Chỉ có xét nghiệm máu tìm kháng thể HIV mới biết được tình trạng nhiễm HIV.
Tuy nhiên, không tìm thấy dấu hiệu của hiv trong máu của người nhiễm trong giai đoạn cửa sổ (thường là 6 tuần, nhưng có thể kéo dài từ 3 đến 6 tháng).
Tất cả mọi người đều có thể nhiễm HIV.
Ba nhóm nguy cơ cao: Người tiêm chích ma túy; người đồng tính nam; phụ nữ hành nghề mại dâm.
Triệu chứng
Sau khi bị nhiểm hiv cơ thể mỗi người sẽ bắt đầu xuất hiện các triệu chứng hiv khác nhau
* Giai đoạn cửa sổ (giai đoạn đầu) : kéo dài từ 0 – 3 tháng (khoảng 90 ngày), là giai đoạn virus HIV xâm nhập vào cơ thể để phát triển và nhân lên rất nhanh chóng với số lượng lớn virus.
Bệnh nhân thường có các biểu hiện như:
– Sốt, Ớn lạnh
– Phát ban
– Đổ mồ hôi vào ban đêm
– Đau nhức các cơ
– Viêm họng
– Mệt mỏi, sưng hạch bạch huyết, loét miệng…
Do biểu hiện bệnh HIV không rõ rệt nên thường không nhận ra, hoặc chẩn đoán nhầm lẫn khi đi khám bệnh thông thường. Giai đoạn này sẽ có nguy cơ lây nhiễm HIV cho người khác rất cao.
Nếu bạn đang tìm hiểu để biết thêm hiv nổi hạch ở đâu hoặc thuốc hiv mới nhất 2021, dự phòng sau phơi nhiễm hoặc bất kỳ thông tin nào có thể tìm hiểu thêm thông tin các trang web uy tín và truy cập vào các link trên.
* Giai đoạn không có triệu chứng: kéo dài đến 10 năm hoặc có thể dài hơn nữa, Hệ miễn dịch không chống lại được lượng lớn virus HIV trong cơ thể, lượng tế bào lympho T giảm mạnh, kháng nguyên của HIV gia tăng nhanh. Vì vậy được gọi là nhiễm trùng HIV mạn tính.
- Hạch bạch hay bị viêm do bắt giữ virus HIV để bảo vệ cơ thể.
- Là giai đoạn có nguy cơ cao lây nhiễm bệnh HIV cho người khác.
* Giai đoạn có triệu chứng nhẹ: Ở giai đoạn này người bệnh HIV có thể gặp các triệu chứng như:
– giảm cân nhẹ
– loét ở miệng
– phát ban HIV sẩn ngứa
– nhiễm herpes zoster
– nhiễm khuẩn đường hô hấp trên tái phát
* Giai đoạn AIDS:
- Hệ miễn dịch bị tàn phá nặng, vô hiệu hóa làm mất sức đề kháng do virus HIV tấn công mạnh mẽ và có dấu hiệu nhiễm trùng do các vi sinh vật cơ hội gây ra bệnh như: nhiễm nấm candida specie ở miệng, bị nhiễm viêm phổi do nấm, bị ung thư bạch huyết và zona thần kinh do virus herpes bùng phát.
- Cơ thể bệnh nhân thường phát ban, lở loét, mệt mỏi, sưng hạch bạch huyết, cơ thể còn da bọc xương do sụt cân không rõ nguyên nhân,… và dễ nhiễm các bệnh thông thường khacs. Nếu không điều trị HIV, người bệnh sẽ rất suy nhược, tiều tụy, mất đi khả năng sống và có nguy cơ tử vong cao hơn.